Thảm Cuộn Trải Sàn PRG
Mẫu thảm cuộn PRG được nhập khẩu từ Indonesia, với thiết kế hoa văn dạng đan sọc kẻ. Thảm cuộn PRG được thiết kế để dành cho khối văn phòng, các phòng họp, hội trường, sân khấu. Thảm văn phòng ở dạng cuộn có kích thước khổ 4m. Thảm cuộn trải sàn có nhiều màu sắc đa dạng để khách hàng có thể lựa chọn hoặc phối màu theo thiết kế. Sau đây là một số ưu nhược điểm của thảm và một số lưu ý trong quy trình thi công thảm trải sàn.
Ưu điểm thảm cuộn PRG
- Là dạng cuộn khổ lớn 4m nên thi công nhanh gọn ít mối ghép vá.
- Thảm dày 7mm nên cho cảm giác đi lại êm ái.
- Độ bền cao so với chi phí, từ 7 năm – 10 năm sử dụng mới hỏng phải thay. ( Điều này cũng tùy thuộc vào môi trường sử dụng và mật độ người sử dụng đi lại trên nó)
- Chi phí lắp đặt giá rẻ nhất trong phân khúc thảm văn phòng
- Có nhiều sự lựa chọn về màu sắc cũng như xuất xứ của thảm
- Bề mặt dệt dạng vòng lặp đồng đều nhau rất dễ vệ sinh.
Nhược điểm thảm cuộn PRG
- Là dạng cuộn khổ lớn nên cuộn to dài và nặng dẫn đến vận chuyển khó khăn, thi công khó khăn đòi hỏi phải nhiều nhân lực
- Nếu thảm bị hỏng, bẩn, hay cần sửa chữa sẽ rất khó khăn khi vá sẽ lộ vết nối vá hoặc dễ lệch màu
- Đế lưới cho nên không chống nồm ẩm, không cách âm..v.v.v
- Nếu là các văn phòng đã hoạt động có đồ đạc thì việc thi công gặp khó khăn khi phải di chuyển toàn bộ nội thất đi ra chỗ khác tạo không gian chống để thi công được.
- Trong quá trình sử dụng nếu chọn các màu thảm một màu sáng màu quá thì các vệt bẩn lối đi theo ngày tháng sẽ dần lộ rõ, điều này làm cho không gian sẽ xấu dần đi sau 1 đến 2 năm sử dụng.
Kĩ thuật thi công thảm trải sàn PRG
Bước 1 khảo sát:
Khảo sát đo đạc diện tích mặt sàn cần thi công, kiểm tra mặt sàn có đảm bảo chất lượng hay không, kiểm tra phần cửa có đủ khoảng cách với sàn để thảm trải được hay không, đo kích thước nẹp nếu cần.
Bước 2 xử lý mặt sàn:
Loại bỏ rác, vật dụng còn xót lại từ các hạng mục ví dụ như đinh, vít…Sau đó quét vệ sinh lại sàn để đảm bảo chất lượng.
Điều quan trọng nữa là cần được xử lý khô mặt sàn trước khi trải thảm, không thể trải trên mặt sàn còn ẩm ướt, vì keo sẽ không bám dính.
Bước 3 cắt chia tấm:
Cắt và chia các tấm thảm để ghép thảm đúng chiều, thảm ghép theo vân dọc thì vết ghép sẽ đẹp đảm bảo 95%, còn nếu vết nối ngang thì sẽ bị nộ hơn nối ghép dọc.
Bước 4 bôi keo:
Bôi keo xuống sàn xung quanh chân tường, các vị trí ghép nối thảm, phần thảm bị nhăn do gấp thảm vận chuyển thang máy.
Tiến hành nẹp, cố định các góc, chân tường để đảm bảo thảm trải đều.
Bước 5 dán thảm:
Sau khi bôi keo thì đợi 1 chút cho khô keo thì tiến hành kích thảm và cắt mép chân tường, các ghép nối thảm, làm nẹp.
Bước 6 kiểm tra lần cuối:
Kiểm tra lại các điểm nối giữa các cuộn thảm, các góc nẹp chân tường đảm bảo các điểm nối ăn khớp với nhau. Cuối cùng là vệ sinh, xử lý các góc nẹp chân tường để hoàn thiện quy trình thi công.